Nên Làm Gì Khi Đến Muộn Buổi Phỏng Vấn?

Nếu không may, vì một vài lý do ngoài ý muốn, khiến bạn phải tới trễ trong buổi phỏng vấn nhưng bạn không biết phải ứng xử như thế nào? Hoặc đôi lúc bạn phớt lờ đi và xem rằng việc đi trễ là điều có thể chấp nhận được. 

Nhưng bạn biết không? Chỉ với một vài lỗi nhỏ mà bạn mắc phải trong quá trình phỏng vấn cũng có thể khiến bạn mất điểm nặng nề với nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong các công ty Nhật, luôn đặt điều này lên làm ưu tiên hàng đầu.

Vậy phải xử lý như thế nào để khiến cho những lý do có thể chấp nhận được. Cùng Việc Ơi tham khảo một số cách giải quyết bên dưới đây nhé!

Phải làm sao khi bạn đi trễ buổi phỏng vấn đầu tiên?

Gọi Báo Trước

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể lường trước được rằng mình sẽ đến trễ. Do đó việc của bạn cần phải làm ngay lập tức gọi điện thoại đến để báo cho bên tuyển dụng, trình bày rõ những lý do của bạn và định lượng khoảng thời gian bạn sẽ đến. Lúc này, bạn nên trình bày ngắn gọn và thể hiện được sự thành khẩn.

Một vài lý do để có thể biện minh cho lý do đi trễ của bạn: 

  • Kẹt xe, tắc đường: Áp dụng khi bạn đi phỏng vấn vào giờ cao điểm hoặc nơi phỏng vấn là khu vực dễ kẹt xe. 
  • Xe hư, chết máy, lủng lốp, té xe,….: về lý do này thì bạn có thể tùy cơ ứng biến nhé! 
  • Bất ngờ gặp vấn đề về sức khỏe: như đau bụng, ngộ độc thức ăn,…cái này cũng nên hạn chế bạn nhé, vì nó cũng là lý do không hay.

Và nên lưu ý rằng, thông báo càng sớm càng tốt. Đừng để đợi qua giờ phỏng vấn 1 – 2 phút mới gọi điện thoại để báo, điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng khó chịu hơn đấy. Vì bạn nên biết rằng, ai cũng sẽ có lịch trình riêng của họ, nếu bạn đi trễ hơn cũng đã ảnh hưởng đến lịch trình đó rất nhiều rồi. 


Hãy gọi điện đến nhà tuyển dụng để thông báo về việc bạn đến trễ.

Thể Hiện Sự Xin Lỗi Một Cách Chân Thành

Không ai thích chờ đợi, đặc biệt hơn là chờ đợi vì ứng viên đến trễ. Dù cho bạn có xin lỗi thì sự đi trễ của bạn cũng đã gây rất nhiều khó chịu cho nhà tuyển dụng rồi. Thế nhưng, bạn cũng đừng nên quá lo lắng về điều này. Việc của bạn cần làm là bày tỏ sự thiếu sót và bày tỏ sự tiếc nuối một cách chân thành vì đã khiến cho nhà tuyển dụng chờ đợi quá lâu. Và sau đó, chỉnh trang lại trang phục và tự tin bước vào cuộc phỏng vấn.

Lấy Lại Sự Tự Tin

Đừng nên để sự chậm trễ này gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn và gây ra nhiều sự tiêu cực đến toàn bộ buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy bỏ qua những cảm giác mệt mỏi, lo lắng vì đã đến muộn và bắt đầu dành một chút thời gian để có thể giúp bạn lấy lại được bình tĩnh trước khi gặp người sẽ phỏng vấn bạn. 

Thay vào đó, để có thể giúp bạn lấy lại sự tự tin, thì bạn hãy bỏ đi những suy nghĩ 

về thiếu sót của bạn và bắt đầu tập trung suy nghĩ về những điểm mạnh và kỹ năng của bạn mà chúng giúp bạn trở thành tài sản quý giá của công ty. 


Hãy nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh dể bước vào buổi phỏng vấn.

Bạn thấy đấy, ai cũng có thể phạm sai lầm, ngay cả khi đối với người đang phỏng vấn bạn. Do đó, hãy tìm cơ hội để có thể giúp bạn giảm bớt sai lầm mà nhà tuyển dụng có thể có về mức độ tin cậy của bạn. Hãy thuyết phục họ dựa vào cách cư xử, kinh nghiệm cũng như sự chân thành của bạn, điều đó chứng tỏ cho nhà tuyển dụng tin rằng bạn không những là người đáng tin cậy mà còn có thể hoàn toàn linh hoạt thay đổi tình huống nhanh chóng dù cho có bất kỳ điều gì xảy ra. 

Chúc bạn sau khi đọc xong bài viết này sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc giải quyết tình huống này nhé!