NÊN HAY KHÔNG NÊN TIẾT LỘ ĐIỂM YẾU TRONG PHỎNG VẤN?

Câu hỏi về điểm mạnh yếu chính là một trong những câu hỏi quan trọng mà trong bất kì buổi phỏng vấn nào ứng viên cũng đều phải trãi qua. Dường như đây là một câu hỏi khá hóc búa và luôn mang đến sự khó xử cho ứng viên vì họ không biết có nên tiết lộ điểm yếu của mình, và nên nói thế nào để không đánh mất cơ hội việc làm. Rõ ràng rằng điểm yếu thì ai cũng có, nhưng mấy ai muốn thừa nhận yếu điểm của mình, huống chi là tiết lộ ngay trong buổi phỏng vấn đầy tính cạnh tranh như thế. Vậy hãy cùng nhau phân tích vấn đề này để có được hướng giải quyết tối ưu nhất nhé.

1. Lý do câu hỏi được đặt ra

Bât kì câu hỏi nào cũng đều có nguyên nhân của nó, hiểu rõ được vấn đề sẽ hướng ta đến câu trả lời phù hợp.

Mục đích của câu hỏi này không thực sự 100% rằng nhà tuyển dụng muốn biết điểm yếu của bạn là gì, mà từ cách trả lời họ có thể đánh giá, nhận xét được con người của bạn thông qua các khía cạnh như: cách nhìn nhận bản thân, cách phân tích vấn đề,…

2. Nhìn nhận về điểm yếu của bản thân

“Tôi không có điểm yếu/ Tôi hoàn hảo” là câu trả lời sai lầm nhất trong trường hợp này. Nó cho thấy sự kiêu ngạo cũng như một tầm nhìn hạn hẹp mà có thể qua đó bạn sẽ bị đánh rớt ngay lập tức.

Nếu không xác định được yếu điểm của mình, bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè chỉ giúp và nhờ họ cho bạn những lời khuyên để có thể cải thiện. Luôn nhớ rằng điểm yếu không phải là vĩnh viễn và việc bạn có điểm yếu không có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận và không khắc phục được. Có thể xác định các điểm yếu và hơn nữa là tìm ra cách khắc phục điểm yếu chứng tỏ rằng bạn là một ứng cử viên toàn diện mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng muốn hợp tác.

Tuy nhiên cũng không được nêu ra quá nhiều yếu điểm. Những điểm yếu mà bạn đưa ra không nên là những điều ảnh hưởng lớn đến công việc. Bên cạnh việc đưa ra yếu điểm cũng cần có hướng khắc phục kèm theo, điều này sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao vì có tư duy giải quyết vấn đề.

3. Cách trả lời

Tùy tính chất công việc mà cần đưa ra những yếu điểm khác nhau, tuy nhiên đây là những yếu điểm “an toàn” mà bạn có thể áp dụng trong mọi trường hợp:

  • Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại.
  • Trình độ ngoại ngữ chưa tốt.
  • Kỹ năng tin học chưa tốt.
  • Hơi ích kỷ.
  • Không tự tin trước đám đông.
  • Quá coi trọng bản thân.

Khi nói đến điểm yếu cần nêu ra cách khắc phục . Ví dụ :

“Hiện tại tôi chỉ biết nói tiếng Anh và tôi nhận thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì tôi cần học thêm tiếng Nhật để phục vụ cho công việc sau này”

“Tôi thường cảm thấy hồi hộp, lo lắng, không tự tin khi thuyết trình giữa đám đông. Vì vậy, tôi đã phải tham gia 1 câu lạc bộ thuyết trình để có thể khắc phục được những nhược điểm đó”

Hoặc cũng có thể kể một câu chuyện nói về điểm yếu trong quá khứ và đừng quên kèm theo là hướng giả quyết yếu điểm đó nhe. Lối nói nhẹ nhàng, tự nhiên sẽ giúp cho buổi phỏng vấn trở nên đỡ căng thẳng hơn đấy.

Dù trả lời theo cách nào đi nữa thì mục đích cuối cùng chính là trình bày điểm yếu mà không gây ảnh hưởng đến cơ hội việc làm.Bởi điểm yếu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định liệu rằng bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không. Nếu trả lời không khéo thì nó sẽ trở thành bức tường ngăn cách bạn với vị trí công việc đang mong muốn. Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy rằng, việc chọn bạn là một việc đúng đắn vì ai cũng muốn được làm việc với một người biết nhìn nhận yếu điểm của bản thân, và hơn hết là biết cách khắc phục điểm yếu của mình.