Trả lời khôn ngoan cho câu hỏi “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?”

“Bạn còn câu hỏi nào nữa không” là câu hỏi mà hầu hết trong tất cả các cuộc phỏng vấn nào cũng gặp. Đây là một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản chút nào, ngoài việc mong muốn được giải đáp thắc mắc của ứng viên, câu hỏi này còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ nhạy bén, sự nghiêm túc cũng như sự quan tâm đối với trị trí tuyển dụng. Vì là một trong số những câu hỏi quan trọng trong phỏng vấn, nên chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc và giải quyết nó một cách khéo léo để có thể giành lấy cơ hội việc làm cho chính mình. Tuy là dạng câu hỏi CÓ/KHÔNG nhưng 100% các bạn nhất định phải trả lời là CÓ, và bắt đầu đặt câu hỏi một cách thông minh, nếu câu trả lời là KHÔNG thì chắc chắn là mất điểm toàn tập.

Sau đây sẽ là 5 câu hỏi đắt giá mà bạn nên hỏi trong buổi phỏng vấn

1. Thách thức đối với vị trí này là gì?

Đây là một trong những câu hỏi rất cần thiết nhất , giúp bạn có cái nhìn bao quát về những khó khăn để có thể chuẩn bị thật tốt cho vị trí này.

Trường hợp công việc có thách thức vượt quá khả năng của bản thân, bạn cũng cần xem xét lại vấn đề thất bại trong công việc, bên cạnh đó cũng nên hỏi về sự hỗ trợ để có thể kiểm soát đươc mức độ khả thi trong công việc.

2. Lộ trình phát triển của vị trí này như thế nào?

Câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu được đường đi nước bước để hoạch định sớm nhất những điều cần phải làm nhằm cán được móc cao nhất có thể trong công việc, hướng bản thân đi theo con đường ngày một phát triển hơn.

Mặt khác, nếu đây là vị trí “ dí “ chân tại chỗ thì sao? Thì nó chỉ phù hợp cho những ai muốn làm công việc nhàn hạ ngày qua ngày mà thôi.

3. Tại sao vị trí này còn trống?

Đây là vị trí tuyển dụng mới hay thay thế người cũ.

Nếu là vị trí tuyển dụng mới thì nhà tuyển dụng cần những đóng góp, những yêu cầu nào khác từ nhân sự mà họ tuyển dụng.

Nếu là vị trí thay thế thì nhân sự cũ đã được thăng chức hay vì không phù hợp. Cần hỏi rõ lý do không phù hợp là gì để bạn có thể cân nhắc cũng như né đi những việc làm dẫn đến kết quả tương tự. Nếu nhà tuyển dụng không muốn nói nhiều về nhân sự cũ, chúng ta nên tôn trọng quyền bảo mật của họ.

4. Cơ cấu tổ chức của công ty như thế nào?

Hiểu được cơ cấu của công ty để biết mình sẽ làm ở bộ phận nào, phòng ban nào, có bao nhiêu nhân sự và người trực tiếp quản lí là ai, cấp trên là ai. Câu trả lời sẽ cho bạn một bức tranh toàn cảnh về nơi bạn sắp sửa cống hiến, hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của bản thân cũng như hiểu hơn về những mối quan hệ mới trong tương lai.

5. Anh/ chị có đóng góp/ nhận xét gì về khả năng chuyên môn của tôi?

Trong nhiều trường hợp, câu trả lời cho câu hỏi này có thể mang “tính sát thương” lớn đối với ứng viên. Nhưng để trở thành một nhân sự tốt trong tương lai thì việc biết lắng nghe, đối mặt, nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân chính là một trong những yếu tố quan trọng đúng không nào. Tổn thương một chút nhưng hoàn thiện bản thân một đời. Bạn sẽ rất được coi trọng và được đánh giá rất cao vì có ai muốn làm việc với một nhân sự bảo thủ đâu.

—————-

Nếu chưa có những câu trả lời xuất sắc, thì đây chính là cơ hội gỡ gạt, giúp bạn có thể để lại ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng.

Hiểu được lý do vì sao câu hỏi “ bạn còn câu hỏi nào nữa không? “ đặt ra, cộng với việc nắm trong tay những câu trả lời ứng xử ứng xử thông minh đồng nghĩa với việc bạn đã có một nửa chiếc chìa khóa vượt qua vòng phỏng vấn rồi đấy.

Sau khi có lượng kinh nghiệm kha khá cho buổi phỏng vấn rồi  thì làm gì tiếp theo, tham khảo ngay những job tiếng Nhật hấp dẫn tại Việc Ơi để bắt đầu tìm kiếm cơ hội việc làm thôi nào!!