Phỏng Vấn Tại Công Ty Nhật Bản: Bạn Cần Chuẩn Bị Gì?

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng tại sao mình đã phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn nhưng vẫn thất bại. Hay bạn tự thấy kỹ năng của mình hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của công ty nhưng bạn vẫn không được nhận.

Bạn biết không? Một cuộc phỏng vấn thành công cần phải được hội tụ và dung hòa giữa hai yếu tố về nội dung lẫn hình thức. Vậy để làm sao bạn đạt được một cuộc phỏng vấn thành công, đặc biệt là tại các công ty Nhật. Hãy theo chân Việc Ơi để cùng tìm hiểu nhé!

Bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng để bước vào cuộc phỏng vấn đầu tiên

Trước Ngày Phỏng Vấn

Trong giai đoạn này, bạn đừng nên xem nhẹ nó nhé, chính những sự chuẩn bị kỹ càng trong giai đoạn này sẽ giúp bạn có được bước đệm vững chắc để thực hiện những giai đoạn sau đấy. 

Việc đầu tiên bạn cần làm trong giai đoạn này đó chính là tìm hiểu kỹ càng về công ty, hay chính xác là về văn hóa của công ty mà bạn đang chuẩn bị ứng tuyển. Đối với các công ty Nhật, không quan trọng bạn là ai và xuất thân bạn như thế nào. Cái mà nhà tuyển dụng quan trọng đó chính là mục tiêu của bạn có gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp trong quá trình làm việc lâu dài sâu này hay không? 

Do vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng về lịch sử công ty, mục tiêu kinh doanh cũng như các vấn đề tương tự có liên quan. Việc này cũng có thể giúp bạn trả lời được dễ dàng câu hỏi tại sao bạn lại chọn công ty này thay vì chọn công ty khác. 

Như vậy có thể thấy rằng việc nắm rõ công ty cần gì và muốn gì sẽ giúp cho bạn không bị đánh rớt một cách oan uổng mặc dù năng lực và khả năng của bạn hoàn toàn phù hợp với công ty phải không nào.

Trong Lúc Phỏng Vấn

Bạn biết không? Người Nhật rất cẩn trọng trong tác phong cũng như cách nói chuyện. Họ luôn thể hiện sự tôn kính dành cho người khác. Do vậy, để có thể lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần phải thể hiện sự tôn kính của bạn dành cho nhà tuyển dụng. 

Bạn có thể tham khảo qua một số ví dụ về các trường hợp diễn ra trong cuộc phỏng vấn bên dưới đây:

  • Bạn nên gõ cửa 3 lần trước khi bước vào phòng phỏng vấn và nói: しつれいします (Shitsureshimasu) / Xin thứ lỗi.
  • Khi bên trong đáp lại “どうぞ” (xin mời) thì lúc đó bạn hãy bước vào. 
  • Nếu trường hợp có ai đó giữ cửa cho bạn, hãy nhớ nói lời cảm ơn: どうもありがとうございます/ Xin cảm ơn rất nhiều.

Thông thường, trong các buổi phỏng vấn, phần lớn là các sếp Nhật sẽ tham gia phỏng vấn cùng với bộ phận HR. Do vậy việc đầu tiên khi gặp sếp bạn nên cúi chào và lặp lại “しつれいします”. 

Sau đó, đừng nên tùy tiện ngồi xuống ngay mà hãy đợi tín hiệu cho phép bạn ngồi xuống từ bên tuyển dụng và chỉ vị trí bạn ngồi.

Trường hợp bạn được đưa tài liệu hoặc được mời nước, hãy đáp lại như thế này: “どうも”.

Trong quá trình thực hiện cuộc phỏng vấn, nên để ý đến những kính ngữ mà bạn nói chuyện với sếp Nhật về công ty của họ cũng như thái độ khiêm nhường khi nói về bản thân mình. 

Khi bắt đầu giới thiệu về tên của bạn, nên sử dụng mẫu câu khiêm nhường chứ ko nên sử dụng mẫu câu thông thường. Xưng bản thân là 私 (watakushi) và nhớ sử dụng thêm mẫu câu どうぞよろしくおねがいします (Douzo yoroshiku onegaishimasu)/ xin hãy chỉ giáo.

Các câu hỏi được đưa ra trong cuộc phỏng vấn chủ yếu xoay quanh về bản thân bạn, về học vấn, về kinh nghiệm cũng như các khía cạnh về tính cách và định hướng của bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cần phải giải quyết một số tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trong trường hợp bạn không hiểu hết những lời sếp Nhật nói thì bạn có yêu cầu lập lại bằng mẫu câu もういちど、おねがいします (Mouichido onegaishimasu)/ Xin làm ơn lặp lại lần nữa.

Hãy nhớ lưu ý tới vấn đề này, trong trường hợp bạn được hỏi là bạn sẽ gắn bó bao lâu với công ty, hãy nhớ đưa ra một con số cụ thể về thời gian này. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm cũng như định hướng rõ ràng của bạn về con đường sự nghiệp trong tương lai.

Sau Khi Phỏng Vấn

Một lời khuyên cho bạn sau buổi phỏng vấn, đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian tiếp chuyện với bạn. Và nên nhớ sau mỗi buổi phỏng vấn bạn nên dành thời gian để tự đút kết được kinh nghiệm dành cho mình nhé!

Chúc bạn có một buổi phỏng vấn thật thành công!!!