TORII – CỔNG VÀO THẾ GIỚI LINH THIÊNG

Bạn có thể đã nhìn thấy chúng, bạn có thể đã đi qua chúng, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về chúng –những chiếc cổng dẫn vào thế giới linh thiêng – Torii?

Cổng vào thế giới linh thiêng của Shintō

Nói một cách đơn giản, Torii là lối vào một ngôi đền Shintō, ngăn cách thế giới con người phàm tục với thế giới linh thiêng của các vị thần Shintō (kami ). Khác với Thần đạo, cổng của các ngồi chùa Phật giáo thường được gọi là Mon ()

Nguồn gốc của Torii

Chữ Kanji cho Torii 鳥 居 có thể được dịch theo nghĩa đen thành “nơi con chim ở” ( tori = chim, 居 る iru = tồn tại). Nhưng Shintō liên quan gì đến loài chim? Thực sự có một lời giải thích khá thuyết phục cho điều này được tìm thấy trong thần thoại Nhật Bản – thần thoại “Ama No Iwato” (天 岩 戸).

Amaterasu (天 照 大 神), nữ thần quan trọng nhất trong tôn giáo. Một lần vì tức giận em trai của mình mà nữ thần đã nhốt mình trong hang động Amano Iwato rồi lấp kín cửa, quyết không ló mặt ra ngoài. Và vì Amaterasu là nữ thần của mặt trời nên thế giới đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Không thể để sự việc này tiếp tục diễn ra, các vị thần đã nghĩ cách để dụ Amaterasu ra ngoài. Các thần đã chọn những con gà trống tốt nhất đặc trước cửa hang, cho gà gáy thật to khiến Amaterasu nghĩ rằng bình minh đã đến mà không có sự xuất hiện của nữ thần, vì tò mò Amaterasu đã hé mở cửa hang. Bất ngờ, thần Ame No Tajikarawohang lập tức kéo Amaterasu ra ngoài và bịt kín hang động lại, mặt trời ló dạng, kết thúc thời kì tâm tối.

Có một số giả thuyết khác cố gắng giải thích nguồn gốc của Torii. Một trong số đó nói Torii có nghĩa là “đi qua và đi vào” dựa trên động từ phát âm tương tự tōri iru (通 り 入 る).

Một giả thuyết ít có khả năng hơn khẳng định rằng, vì cổng Torii thường được làm bằng gỗ, nên Torii có nghĩa là “cây”, bởi vì nếu bạn phát âm từ tiếng Anh “tree” theo cách tiếng Nhật thì nó có vẻ giống như “torii”.

Phong cách Torii

Torii chủ yếu được làm từ gỗ hoặc đá và khác nhau về kiểu dáng. Nói chung, cá nhân, tổ chức hoặc công ty quyên góp tiền cho Torii được quyết định chất liệu và hình dạng của nó. Người ta cho rằng có khoảng 60 loại phong cách khác nhau, shinmei torii (神明 鳥 居) với lối cấu trúc thằng trên và myōjin torii (明 神鳥 居) với cấu trúc cong lên là hai kiểu đại diện.

Tại sao Torii có màu đỏ?

Có hai loại màu sắc của torii: đỏ và trắng (hoặc gỗ trơn và đá trơn). Những cánh cổng sơn đỏ không chỉ bắt mắt mà còn có một ý nghĩa đặc biệt đằng sau màu sắc.

Trong khi màu đỏ của cổng đền tượng trưng cho sức sống và sự bảo vệ chống lại cái ác, trên thực tế, nó được dùng như một chất bảo quản, vì nó được làm bằng thủy ngân, mặt khác màu trắng là màu nguyên thủy của torii và tượng trưng cho sự linh thiêng.

Fushimi Inari Taisha

Ngoại lệ là torii của các đền thờ Inari. Thực tế có khoảng 30.000 ngôi đền Inari trên khắp Nhật Bản với ngôi đền chính là Fushimi Inari Taisha nổi tiếng ở Kyōto. Fushimi Inari Taisha bao gồm hàng nghìn torii và các dòng chữ bạn có thể nhìn thấy trên đó cho biết tên của từng vị thần. Những torii trong đền thờ Inari đỏ này mang ý nghĩa: một vụ mùa bội thu. Bằng cách đó, màu đỏ nhấn mạnh mục đích của các đền thờ Inari: thờ thần Inari, thần nông nghiệp và công nghiệp và tất nhiên là cáo (kitsune ).

Chú ý! Lối đi của các vị thần!

Hãy cẩn thận khi bạn đi vào lối đi đến khu đất thánh của một ngôi đền qua cổng torii! Bởi vì đó là con đường dành cho các vị thần, bạn không được phép đi qua torii ở chính giữa mà chỉ được đi ở hai bên.

Du khách thường cúi đầu ngay trước torii khi đến thăm một ngôi đền để thể hiện sự tôn kính đối với sự tôn nghiêm của ngôi đền. Họ thường cúi đầu một lần nữa trước khi rời đi.

Còn thông tin nào về Torii mà chúng tôi bỏ sót không nhỉ. Hãy chia sẻ ở phần bình luận!!