Đàm Phán Lương: 8 Tip Nhỏ Dành Cho Bạn

Cho dù chúng ta đang bắt đầu một công việc mới hay là đang nỗ lực đấu tranh cho sự thăng tiến của công việc hiện tại thì tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta nên được đàm phán lương đúng không nào?

Một khảo sát được thực hiện bởi salary.com đã tiết lộ rằng chỉ có 37% nhân viên luôn thương lượng mức lương của họ trong khi 18% là chưa bao giờ làm được. Thậm chí tệ hơn, 44% trong số những người được hỏi đã khẳng định rằng họ chưa bao giờ chủ đề tăng lương trong suốt quá trình làm việc của họ. 

Vậy theo bạn lý do nào khiến họ không thực hiện việc đàm phán lương? Đó chính là Nỗi Sợ. 

Và bạn nên biết điều này: Đàm phán lương có thể là nỗi sợ. Nhưng nó còn đáng sợ hơn khi chúng ta không làm điều đó. 

Và nếu bạn cũng sợ đàm phán lương hoặc bạn chưa biết cách để đàm phán lương thành công thì hãy tìm đến Việc Ơi, chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng đưa ra sự giúp đỡ cho bạn. Dưới đây là 8 mẹo nhỏ để giúp bạn có thể thực hiện đàm phán lương thành công.

Làm thế nào để có thể đàm phán lương thành công???

Giai Đoạn Bắt Đầu

1.Biết Giá Trị Của Bạn:

Nếu bạn có thể nhận được mức lương xứng đáng, thì một điều quan trọng bạn cần phải biết đó chính là tỉ lệ thay thế cho vị trí của bạn trong ngành nghề mà bạn đang làm và trong khu vực mà bạn đang sinh sống. 

Như trong cuốn sách “Tôi sẽ dạy bạn cách để trở nên giàu có” của Ramit Sethi chỉ ra rằng, nếu bạn bước vào một cuộc đàm phán lương mà không có một con số nào thì bạn đang ở trong tình trạng phó mặc tất cả cho một người tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm, cũng chính là người có thể dễ dàng điều chỉnh một cách đơn giản cuộc đàm phán của bạn. 

Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách thực hiện các khảo sát trực tuyến trên các trang web hoặc bằng cách hỏi những người cùng trong lĩnh vực của bạn.

Hãy xác định đúng xem giá trị của bạn nằm ở đâu???

2. Đưa ra con số chính xác:

Theo các nhà nghiên cứu tại Columbia Business School, bạn nên đưa ra một con số cụ thể, chẳng hạn như là 14.590.000 thay vì nói là 15.000.000. Hóa ra, khi bạn đưa ra một con số cụ thể trong quá trình đàm phán của bạn, bạn sẽ có nhiều khả năng nhận được lời đề nghị cuối cùng gần hơn với những gì họ đang hy vọng. Điều này còn cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về con số này cũng như xác định sâu về giá trị của mình trên thị trường.

Nên đưa ra một con số lương thật cụ thể để cho thấy rằng bạn đã tính toán rất nhiều.

3. Sẵn sàng “từ bỏ”:

Khi cân nhắc về con số của bạn, bạn cũng nên đề cập đến “sự từ chối” – đây là một lời đề nghị của bạn đưa ra cho nhà tuyển dụng và cho họ biết được rằng lời đề nghị kia là quá thấp và bắt buộc bạn phải từ chối nó. Điều này cũng có thể dựa vào nhu cầu tài chính, giá cả thị trường hay chỉ đơn giản là những gì bạn cảm thấy ổn về mức lương khi bạn quyết định đem nó về nhà. 

Tất nhiên, Quyết đinh “nghỉ việc” sẽ không bao giờ là dễ, nhưng điều quan trọng ở đây là bạn cần phải biết khi nào nên thực hiện nó và khi nào để có thể quyết liệt nói không với nó.

Khi biết cách nói “từ bỏ” vào những lúc thật quan trọng.

4. Hãy chắc rằng bạn đã sẵn sàng:

Trước khi bạn yêu cầu nhà tuyển dụng tăng lương, bạn sẽ cần phải hỏi chính bản thân mình một vài câu hỏi sau:

  • Bạn đã làm việc được 1 năm hay chưa?
  • Bạn đã nhận trách nhiệm mới kể từ khi bạn được tuyển. 
  • Bạn đã hoàn thành tốt và vượt mong đợi chưa (thay vì chỉ đáp ứng chúng)

Và tất nhiên, bạn sẽ sẵn sàng được tăng lương khi và chỉ khi câu trả lời cho những câu hỏi này đều là “Có”.

Bắt Đầu Bước Vào Cuộc Trò Chuyện

5. Thể hiện những gì bạn có thể làm:

Trước khi bắt đầu bước vào nói chuyện về những con số, hãy nói về những gì bạn đã làm và quan trọng hơn nữa là nói về những gì bạn có thể làm. 

Nếu có thể, hãy in một bản sao để người quản lý của bạn nhìn vào trong khi bạn tóm tắt những gì bạn đã đạt được trong năm nay. Bạn sẽ muốn làm nổi bật thời gian cụ thể khi bạn đã vượt lên và vượt lên trong vai trò của mình, điều này sẽ xây dựng trường hợp mà bạn xứng đáng được tăng lương. Sau đó, hãy chuẩn bị một vài suy nghĩ về những gì bạn tâm đắc để tiếp tục hướng tới việc liệu đó có phải là giải pháp quản lý của bạn hay không bằng cách thực hiện một dự án hiện có hoặc đề xuất một ý tưởng mới mà bạn hào hứng sở hữu.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những gì bạn có thể làm.

6. Tập trung vào tương lai, không phải quá khứ:

Có rất nhiều trường hợp đối với ứng viên đang tìm kiếm công việc mới, các nhà tuyển dụng rất thường hay hỏi về mức lương của công ty bạn làm trước đó. Đây có thể sẽ là một tình huống khó khăn cho bạn, đặc biệt hơn khi bạn đã có mức lương thấp ở công ty trước đó. Nhưng tuyệt đối đừng nghĩ đến việc nói dối về mức lương, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ biết điều đó đấy. 

Thay vào đó, bạn cứ thẳng thắn đưa ra con số của bạn (bao gồm cả những lợi ích mà mức phụ cấp mà bạn được nhận) và sau đó nhanh chóng chuyển cuộc trò chuyện với chủ đề giải thích về mức lương mà bạn đang mong muốn cũng như các kỹ năng mà bạn đang phát triển. 

Luôn nhìn về phí trước, tập trunh vào phát triển vào tương lai.

7. Suy nghĩ về người khác:

Khi chuẩn bị để bước vào một cuộc đàm phán, hãy thử suy nghĩ trên khía cạnh của nhà tuyển dụng hay quản lý của bạn. Chúng ta nên xem xét về các lời đề nghị mà mình đưa ra có phù hợp hay không, để có thể tìm ra được nhiều giải pháp hiệu quả cho cả hai bên. 

Hãy thử hình dung những vấn đề mà mình sẽ gặp phải trong cuộc đàm phán.

8. Luôn giữ thái độ tích cực:

Có thể đàm phán lương rất đáng sợ nhưng hãy luôn nhớ giữ thái độ luôn tích cực bạn nhé! 

Bạn có thể bắt đầu cuộc đàm phán như thế này: “Tôi rất thích làm việc ở đây và tôi nhận thấy các dự án của mình rất nhiều thử thách hấp dẫn tôi. Vào năm ngoái, tôi nhận thấy phạm vi công việc của mình đã mở rộng rất nhiều. Tôi tin rằng vai trò và trách nhiệm cũng như những đóng góp của tôi đã tăng lên rất nhiều. Tôi muốn thảo luận về việc tăng lương để phù hợp với những đóng góp của mình. 

Luôn giữ thái độ tích cực và khách quan trong bất kỳ vấn đề nào.